CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 -2025

  • CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 -2025

3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm       

  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, có giá trị dinh dưỡng cao, khác biệt trên cơ sở nghiên cứu xu thế thị trường cho 3-5 năm tới, tăng cường thúc đẩy các sản phẩm gia công xuất khẩu.
  • Không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có để khai thác thị trường hiệu quả, khai thác các sản phẩm mùa vụ, khách hàng trong nội bộ tập đoàn với các chiến lược Marketing khác biệt.
  • Xây dựng nhãn hiệu không đi xa khỏi định vị nhãn hiệu Rocket. Thực hiện truyền thông các nhãn đã được nhận biết, đặt tên cho các nhãn mang tính chiến lược với tính quốc tế: dễ đọc, dễ nhận biết cho nhiều thị trường.
  • Chú trọng nâng cao năng lực quản lý, nâng cao công tác dự báo thị trường, nghiên cứu vùng tiêu thụ hợp lý, tiết giảm chi phí trung gian, chi phí Logistic để tạo sức mạnh cạnh tranh trong quá trình phân phối.

3.2 Chiến lược khách hàng

  • Điều tra mức độ thỏa mãn của khách hàng để cải tiến sản phẩm, hệ thống phục vụ, mạng lưới bán hàng, phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
  • Hợp tác với nhà phân phối chọn lọc để phát triển năng lực phân phối tại các địa phương.
  • Nỗ lực quảng cáo, tiếp thị và định giá các sản phẩm mới, tăng cường việc tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu để thu hút khách hàng mới.
  • Mở rộng ngành bán lẻ thể hiện hướng phát triển mới Nhãn Bia, xây dựng hệ thống nhà phân phối SaigonBMC, Shop SaigonBMC và mô hình đối tác Nhà hàng SaigonBMC mới (sau năm 2023), chuỗi đối tác siêu thị cửa hàng tiện lợi…

3.3 Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường

  • Thị trường nội địa là thị trường chính của Công ty chiếm 50% doanh thu, thị trường xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 50% doanh thu. Trong đó tiêu thụ 20% kênh ON và 80% kênh OFF.
  • Saigon BMC cần nghiên cứu phát triển, đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp, tạo lợi nhuận tối đa cho NPP.
  • Đẩy mạnh marketing hiệu quả, tăng thị phần của các sản phẩm thông qua các đợt triển lãm, hội chợ, tài trợ xe máy giao hàng cho nhà phân phối…
  • Tăng cường chăm lo đại lý phân phối, mở rộng độ bao phủ sản phẩm trên cả nước, mở rộng các kênh phân phối, đặc biệt là Phía Nam

3.4 Chiến lược tài chính

  • Phấn đấu mức độ tăng trưởng sản lượng hàng năm từ 20% – 30% và khả năng sinh lời liên tục với mức ROE từ 15% trở lên, bằng cách phát triển mở rộng thị trường (trong nước và xuất khẩu), tận dụng hết năng lực sản xuất, đầu tư vào nguồn nhân lực và hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài.
  • Lấy doanh thu tiêu thụ bia làm nền tảng cho sự phát triển, liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác để gia tăng quy mô, lợi nhuận cho Công ty.

3.5 Chiến lược định vị hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực

  • Tiến tới việc khởi động nâng cấp phần mềm quản trị nguồn nhân lực để quản lý điều hành hệ thống, hỗ trợ định vị giá trị khách hàng. Xây dựng hệ thống báo cáo bán hàng oline, thúc đẩy tốt hơn sự phối hợp giữa hệ thông nhân sự bán hàng và nhà phân phối để dự báo thị trường chính xác hơn, để tận dụng cơ hội và điều tiết nguồn lực hiệu quả.
  • Tích cực đầu tư vào việc đào tạo nâng cao kiến thức bán hàng và khả năng quản trị bán hàng cho nhân viên, huấn luyện kỹ năng bán hàng, và thực hiện việc tuyển dụng nhân lực có năng lực phù hợp với từng khâu, từng nhà phân phối và từng địa bàn tỉnh.
  • Xây dựng chế độ lương thưởng, thăng tiến hợp lý để khuyến khích tính năng động, sáng tạo, gắn bó lâu dài với công ty.
  1. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH 202-2025
  2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH YU:

2.1. Bản tự công bố sản phẩm (Số: 09/BNU/2020_ngày 17/09/2020)

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố.

 

 2.2. Chính sách bán hàng

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của SAIGONBMC. Để thỏa mã hơn nhu cầu khách hàng trong quá trình lưu thông sản phẩm. đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

 

III. TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH 2015 -2025

 

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI

FANPAGE FACEBOOK: https://www.facebook.com/saigonbcm/

 

3.1 Các định nghĩa áp dụng cho hệ thống bán hàng:

  • Kênh bán hàng trực tiếp (On-Premise): Là các nhà bán lẻ cho người tiêu dùng. Người dùng sử dụng sản phẩm ngay tại điểm bán. Khách hàng kênh này gồm: Nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, karaoke, quán bar, căn tin…
  • Kênh bán hàng gián tiếp (Off-Premise): Là các nhà bán lẻ cho người tiêu dùng. Người dùng mua và mang đi, không sử dụng sản phẩm ngay tại điểm bán. Khách hàng kênh này gồm: Cửa hàng tạp hóa, của hàng chuyên bán bia rượu, siêu thị, cửa hàng tự chọn…
  • Nhà phân phối (NPP): là các pháp nhân ký hợp đồng trực tiếp với Saigon BMC làm trung gian thương mại. NPP phải có đầy đủ giấy phép kinh doanh theo luật hiện hành của Việt Nam. NPP phải đảm bảo các tiêu chí được Công ty đề ra trong suốt thời gian kinh doanh các sản phẩm của Công ty. Saigon BMC và NPP thỏa thuận vùng phân phối được ghi trong hợp đồng. Saigon BMC có chính sách hỗ trợ và đầu tư cùng NPP để mở rộng và khai thác sâu thị trường thông qua đội ngũ NVBH, PG, các chương trình khuyến mãi, vật dụng quảng cáo… NPP phải cam kết bán đúng giá do Saigon BMC khuyến nghị, bao phủ khu vực địa lý đã thỏa thuận.
  • Đại lý (ĐL): là các nhà bán lẻ lớn. Đại lý phải có đầy đủ giấy phép kinh doanh theo luật hiện hành của Việt Nam. Saigon BMC ký hợp đồng đại lý cung cấp hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn. Công ty không chịu trách nhiệm với việc bán hàng ra của Đại lý. Do vậy, Công ty không có các hoạt động hỗ trợ cho Đại lý.
  • Bán buôn: Là các pháp nhân buôn bán bia mua từ NPP để phân phối lại trên một địa bàn nhất định. Công ty khuyến khích NPP mở kênh bán buôn tại các khu vực xa (tính từ kho NPP) để bao phủ thị trường, tiết kiệm chi phí kho vận.
  • Bán lẻ: Là các pháp nhân/ cá nhân tổ chức bán các mặt hàng của Saigon BMC cho người mua/ Người tiêu dùng.

3.2 Hệ thống phân loại bán lẻ của Công ty

Mã Loại KH Tên Đặc điểm Kênh
CHTH Cửa hàng tạp hóa Cửa hàng bán các đồ gia dụng, thực phẩm, đồ uống OFF
CHDU Cửa hàng chuyên đồ uống Cửa hàng chuyên bán đồ uống (bia,rượu,nước ngọt…) OFF
CHRU Cửa hàng bia rượu Cửa hàng chuyên bán bia rượu (thuốc lá, sô cô la) OFF
CHBS Cửa hàng bán sỷ Cửa hàng lớn có doanh số bán sỷ từ 70% trở lên OFF
SPMK Siêu thị Các siêu thị, hệ thống siêu thị lớn OFF
CHTL Cửa hàng tiện lợi Các cửa hàng tiện lợi, của hàng mở 24 giờ, trạm xăng… OFF
CTKH Căng tin Căng tin trong các trường học, nhà máy, bênh viện OFF
CHCB Nhà hàng chuyên Bia Nhà hàng bia ON
KHRS Khách sạn, Resort Khách sạn, resort hoặc Nhà hàng trong khách sạn, resort ON
BKCF Bar, Karaoke, Cafe Bar, Karaoke, Cafe ON
QNDS Nhậu đặc sản Các quán nhậu với món đặc biệt (dê, thịt chó, bún đậu…) ON
QNKH Quán nhậu Các quán nhậu phục vụ đa dạng món ăn ON
QAST Quán ăn sang trọng Quán ăn sang trọng, cao cấp ON
QABD Quán ăn, cơm bình dân Quán phục vụ ăn là chính, cơm bình dân, cơm văn phòng… ON
QNVD Quán nhậu ven đường Các quán nhỏ, quán cóc ven đường, xe phục vụ ăn uống không cố định ON

3.4. Các tiêu chí NPP:

3.4.1 Tiêu chí NPP 4C

  • C1 (Capital) – Nguồn lực tài chính: NPP phải có đủ vốn lưu động theo yêu cầu. Cách tính Vốn lưu động cần thiết sẽ cụ thể hóa sau.
  • C2 (Coverage) – Hệ thống phân phối: NPP có mạng lưới khách hàng bán lẻ, bán buôn với độ bao phủ cao tại khu vực được giao; NPP có uy tín đối với khách hàng.
  • C3 (Capability): – NPP có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; NPP có đủ hệ thống kho vận, hệ thống quản lý và các cơ sở vật chất theo yêu cầu.
  • C4 (Cooperation) – Tính hợp tác: NPP có tinh thần hợp tác, xây dựng, cùng đầu tư lâu dài.

3.4.2 Các tiêu chí khác

  • Độc quyền: Ưu tiên NPP của SaigonBMC không là NPP các SP cạnh tranh trực tiếp.
  • Minh bạch: SaigonBMC được quyền cùng NPP kiểm soát việc mua vào, tồn kho và bán ra của NPP đến các khách hàng/ điểm bán đối với các sản phẩm của SaigonBMC.
  • Doanh số tối thiểu: Trên cơ sở các chỉ tiêu doanh số đã thỏa thuận với NPP, doanh số tối thiểu bẳng 50% chỉ tiêu doanh số trung bình tháng của mỗi quý. Trong trường hợp NPP không đạt doanh số tối thiểu liên tiếp hai tháng, SaigonBMC có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng phân phối.
  • Tồn kho tối thiểu: NPP cam kết tồn kho giá trị tối thiểu bằng 30% chỉ tiêu doanh số trung bình tháng của mỗi quý.
  • Giao hàng: NPP đảm bảo giao hàng cho khách hàng của NPP trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn hàng.
  • Giám sát bán hàng và NVBH của SaigonBMC được phép sử dụng điện thoại cố định của NPP để gọi về văn phòng công ty phục vụ công tác chấm công.

3.5. Quản lý nhân lực bộ máy bán hàng

3.5.1 Quy định rõ chức năng nhiệm vụ và quy trình làm việc: cần thiết lập bộ phận MKT và kiện toàn nền tảng bán hàng. Do vậy các miêu tả công việc, chuẩn hóa công việc phải tập trung cho: Marketing thương hiệu; Trade Marketing; Giám sát Bán Hàng, Nhân viên bán hàng.

3.5.2 Tuyển dụng

Nhân viên bán hàng: Giao và ủy quyền cho cấp Trưởng vùng (ASM) tuyển dụng Nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng được ký hợp đồng thời vụ 3 tháng. Nếu đạt các tiêu chuẩn và qua 2 lần ký thời vụ 3 tháng, NVBH sẽ được ký hợp đồng có thời hạn 1 năm.

Giám sát bán hàng và ngang cấp: Giám sát bán hàng và cùng cấp (nhân viên phụ trách thương hiệu, nhân viên Trade Marketing…) được sơ tuyển và giới thiệu bới Trưởng vùng (ASM) hoặc cấp phụ trách tương đương. Người được ủy quyền quyết định tuyển dụng là Giám đốc bán hàng toàn quốc.

3.5.3 Các khái niệm về nhân sự bán hàng

  • SM – Sale Man (Nhân viên Kinh doanh)
  • Phát triển khách hàng mua lẻ tại khu vực được phân công
  • Chăm sóc KH, quản lý và theo dõi tiến độ doanh số của KH
  • Trực tiếp quản lý thu công nợ của KH,
  • Thực hiện các công việc về khuyến mãi, hậu mãi…
  • Trực tiếp báo cáo cho Sales Rep
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Sales Rep hoặc Sales Sup (nếu có)
  • Địa bàn hoạt động trong phạm vi của khu vực được giao phó…v.v.
  • SR – Sale Rep (Đại diện Kinh doanh)
  • Là nhân viên cao hơn một cấp Sales Man
  • Là những công việc của vị trí Sales Man nhưng công việc nặng về thủ tục giấy tờ (Nhận đơn đặt hàng, chăm sóc KH, tìm hiểu hoạt động của đối thủ cạnh tranh, đề xuất các kế họach hành động nhằm phát triển tốt công việc bàn hàng, phát triển mạng lưới KH, đại lý, NPP … (sau đó giao lại cho Sales Man thực hiện các công việc bán hàng…)
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Supervisor hoặc Director (nếu có)
  • Địa bàn hoạt động trong phạm vi của khu vực được phụ trách…
  • SS – Sale Supervisor (Giám sát KD)
  • Giám sát có nhiều cấp: Cấp vùng, cấp khu vực (Vùng > Khu vực)
  • Giám sát mọi hoạt động của Sales Man / Sales Rep
  • Gíam sát, quản lý hàng hóa đã cung cấp
  • Giám sát hoạt động tiến độ kinh doanh của KH
  • Giám sát công nợ, hàng hóa
  • Giám sát hoạt động của đối thủ
  • Lập kế hoạch kinh doanh. Phương án hành động
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Director / maneger hoặc của Sup cao vùng …
  • ASM – Area Sales Manager (Quản lý bán hàng khu vực)
  • Điều hành và triển khai, thực hiện tất cả công việc kinh doanh theo kế hoạch của Công ty
  • Chỉ đạo công việc trực tiếp cho Sales Rep / Sales Man
  • Lập kế hoạch kinh doanh theo từng thời kỳ, thời điểm tại KV được phụ trách
  • Quản lý, theo dõi hoạt động của NV cấp dưới
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Director hoặc Manager
  • Địa bàn hoạt động trong phạm vi của khu vực được phụ trách …v.v.
  • RSM – Regional Sales Maneger (Quản lý kinh doanh miền)
  • Lập kế hoạch kinh doanh theo khu vực và chỉ tiêu doanh số khu vực phù hợp với mục tiêu kinh doanh chung
  • Hỗ trợ các Quản lý cửa hàng trong việc vận hành cửa hàng, đánh giá kết quả hoạt động của các cửa hàng và cá nhân
  • Báo cáo kết quả kinh doanh theo khu vực
  • Dự báo lợi nhuận hàng quý và hàng năm
  • Lên kế hoạch tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo nhân viên kinh doanh mới
  • Chuẩn bị và rà soát ngân sách hàng năm cho khu vực
  • Phân tích các xu hướng thị trường của khu vực và xác định các cơ hội kinh doanh mới
  • Giải quyết các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp kịp thời
  • Tham gia vào các quyết định mở rộng hoặc mua lại
  • Đề xuất các dịch vụ / sản phẩm mới và các kỹ thuật bán hàng sáng tạo để tăng sự hài lòng của khách hàng

3.6. Đào tạo và đánh giá

3.6.1 Đào tạo

Phương pháp Đào tạo Nhân viên bán hàng bao gồm:

  • 9 bước bán hàng
  • Báo cáo trên tuyến và báo cáo ngày
  • Kiến thức sản phẩm
  • Phân loại, phân cấp khách hàng bán lẻ
  • Định tuyến và quản trị tuyến
  • Hệ thống quản trị bán lẻ
  • Kỹ năng huấn luyện nhóm (Coaching)
  • Lập kế hoạch kinh doanh sơ cấp

3.6.2 Hệ thống đánh giá

Lập hệ thống đánh giá IFCAD (In Field Coaching and Development) cho đến cấp Giám sát bán hàng bao gồm:

  • Chuẩn hóa các bước bán hàng và lịch làm việc
  • Hệ thống đánh giá và cho điểm
  • Bộ theo dõi và phát triển cho mỗi NVBH và GSBH
  • Tổ chức đánh giá định kỳ thông qua công tác thực địa (Field Work)

3.7. Quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

  • Bước 1: Hoàn thiện bản mô tả công việc và quy trình các vị trí trong Khối bán hàng (PTTT). Hoàn thành định tuyến. Hoàn thành và nhập dữ liệu hệ thống.
  • Bước 2: Phổ biến và huấn luyện chức năng, nhiệm vụ các tiêu chí đánh giá theo hệ thống quản trị bán lẻ. Các mẫu báo cáo và phân tích cho các cấp quản lý
  • Bước 3: Áp dụng và chạy thử hệ thống báo cáo hàng ngày qua Internet, DHN …
  • Bước 4: Giám sát thực hiện

3.8  Xây dựng hệ thống báo cáo ngày và trung tâm quản lý dữ liệu

3.9 Hiệu quả của phương án PTTT

  • Xây dựng và phát triển thương hiệu SaigonBMC bền vững, tạo chỗ đứng cho SaigonBMC trên thị trường và bản đồ Bia, Ruou, NGK tại Việt Nam
  • Cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường làm việc .
  • Gia tăng năng lực bán hàng….. tiết giảm chi phí trung gian, chi phí quản lý
  • Nhanh chóng giải quyết hàng tồn kho, giảm áp lực về vốn, khấu hao, chi phí… của công ty
  • Tạo cơ hội và điều kiện khai thác các nguồn lực sẵn có của SaigonBMC. Thúc đẩy quá trình kinh doanh, đầu tư của công ty.