Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (30/9) tiếp tục ghi nhận chiều hướng đi ngang trên thị trường. Cụ thể, IR 50404 tiếp tục giữ nguyên mức 5.300 – 5.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 hiện giao dịch trong khoảng 5.600 – 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 chững lại khi thu mua với giá 5.600 – 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) neo tại mức 11.500 – 12.000 đồng/kg, OM 5451 không biến động, duy trì trong khoảng 5.400 – 5.600 đồng/kg, OM 18 có giá là 5.500 – 5.700 đồng/kg còn lúa Nhật vẫn neo ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay tại An Giang ổn định trở lại sau phiên điều chỉnh trái chiều. Theo đó, nếp AG (khô) hiện có giá là 8.600 – 8.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) neo trong khoảng 8.500 – 8.800 đồng/kg và nếp ruột được ghi nhận với giá 14.000 – 15.000 đồng/kg. Còn nếp Long An (tươi) và nếp AG (tươi) tiếp tục ngừng khảo sát.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 30/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
– Lúa Jasmine | kg | – | – |
– Lúa IR 50404 | kg | 5.300 – 5.500 | – |
– Lúa Đài thơm 8 | kg | 5.600 – 5.800 | – |
– Lúa OM 5451 | kg | 5.400 – 5.600 | – |
– Lúa OM 380 | kg | – | – |
– Lúa OM 18 | Kg | 5.500 – 5.700 | – |
– Lúa Nhật | Kg | 7.600 – 7.800 | – |
– Nàng Hoa 9 | kg | 5.600 – 5.700 | – |
– Lúa IR 50404 (khô) | kg | – | – |
– Lúa Nàng Nhen (khô) | kg | 11.500 – 12.000 | – |
– Nếp ruột | kg | 14.000 – 15.000 | – |
– Nếp Long An (tươi) | kg | – | – |
– Nếp AG (tươi) | – | – | |
– Nếp AG (khô) | kg | 8.600 – 8.800 | – |
– Nếp Long An (khô) | kg | 8.500 – 8.800 | – |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
– Gạo thường | kg | 11.500 – 12.500 | – |
– Gạo Nàng Nhen | kg | 20.000 | – |
– Gạo thơm thái hạt dài | kg | 18.000 – 19.000 | – |
– Gạo thơm Jasmine | kg | 15.000 | – |
– Gạo Hương Lài | kg | 19.000 | – |
– Gạo trắng thông dụng | kg | 14.000 | – |
– Gạo Nàng Hoa | kg | 17.500 | – |
– Gạo Sóc thường | kg | 13.500 – 14.500 | – |
– Gạo Sóc Thái | kg | 18.000 | – |
– Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | – |
– Gạo Nhật | kg | 20.000 | – |
– Cám | kg | 7.000 – 7.500 | – |
Giá gạo nguyên liệu hôm nay chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 8.700 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 9.300 đồng/kg. Tương tự mặt hàng phụ phẩm cũng duy trì ổn định. Hiện giá tấm ở mức 9.100 đồng/kg; giá cám khô 8.250 – 8.300 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang tiếp tục ổn định rong phiên cuối tuần. Trong đó, gạo thơm Jasmine đang có giá là 15.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 – 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 – 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 – 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và giá cám đang dao động trong khoảng 7.000 – 7.500 đồng/kg.
Sau một thời gian bị giảm xuống ở mức thấp, giá nhiều loại lúa tại vùng ĐBSCL tăng trở lại từ 100 – 200 đồng/kg so với cách nay hai tuần. Tại TP Cần Thơ, lúa OM 5454 và OM 18 ở mức 5.400 – 5.500 đồng/kg, trong khi trước đây có giá 5.300 – 5.400 đồng/kg trở lại. Còn lúa lúa đã phơi sấy khô ở mức 6.800 – 6.900 đồng/kg. Giá lúa tươi RVT và lúa tươi ST25 từ 7.000 – 7.300 đồng/kg.
Sóc Trăng: Năng suất cao, lợi nhuận thấp
Theo chia sẻ của các địa phương sản xuất lúa thì vụ lúa Hè Thu năm 2022 lợi nhuận sau thu hoạch không được cao. Nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết mưa trái mùa, giá phân bón tăng cao, xăng dầu tăng giá, chi phí thuê lao động tăng. Tuy nhiên, nhiều bà con canh tác các giống lúa thơm, đặc sản rất phấn khởi, bởi năng suất lúa tốt, theo báo Sóc Trăng.
Diện tích lúa Hè Thu năm 2022 trên địa bàn tỉnh xuống giống hơn 139.000ha, trong đó diện tích lúa thu hoạch đến thời điểm hiện tại hơn 90%, năng suất lúa bình quân ước đạt 5,6 tấn – 5,7 tấn/ha, cao hơn vụ lúa Hè Thu năm 2021 khoảng 0,1 tấn/ha, giá lúa xuất bán trên thị trường từ 5.400 – 5.600 đồng/kg, trong đó các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản giá bán từ 6.800 – 7.400 đồng/kg, giá lúa các loại cao hơn cùng kỳ vụ Hè Thu năm trước từ 100 – 200 đồng/kg.
Đồng chí Nguyễn Thanh Điền, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) thông tin, trong vụ Hè Thu năm 2022, toàn huyện xuống giống ước 20.000ha và lúa đã thu hoạch xong hơn 97% diện tích. Dự kiến cuối tháng 9/2022, diện tích lúa còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm. Năng suất lúa bình quân vụ Hè Thu ước 5,5 – 6,3 tấn/ha, giá bán 5.700 – 6.800 đồng/kg. Lợi nhuận hộ dân thu về sau thu hoạch lúa không cao, do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá nhiên liệu tăng.
Cùng với đó, trong giai đoạn lúa trổ, chín đến thu hoạch ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều, một số vùng trũng trên địa bàn huyện lúa bị ngập nước nên làm giảm năng suất lúa khoảng 5 – 10%. Hiện tại, huyện chỉ đạo các địa phương có diện tích lúa Hè Thu còn lại trên đồng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, để cải tạo đất chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông Xuân năm 2022 – 2023 theo đúng cơ cấu mùa vụ lịch ban hành cho từng vùng cụ thể.
“Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã thu hoạch dứt điểm lúa Hè Thu năm 2022 với diện tích 56.779ha, trong đó diện tích lúa đặc sản hơn 46.000ha. Theo đó, năng suất bình quân đạt 6,8 tấn/ha, tổng sản lượng hơn 387.200 tấn, đạt 102% kế hoạch, lợi nhuận bình quân từ 20 triệu – 25 triệu đồng/ha, trong đó lúa đặc sản lợi nhuận từ 25 triệu – 30 triệu đồng/ha” – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thạnh Trị Nguyễn Thanh Phụng chia sẻ.
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Thành Phước cho biết: “Ghi nhận thực tế đầu ra của lúa Hè Thu năm nay tốt, toàn bộ sản lượng lúa sau thu hoạch của bà con nông dân tại các địa phương được thương lái, doanh nghiệp, công ty thu mua hết. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu, lúa mới giai đoạn trổ, chín, ở một số huyện, như: Châu Thành, Mỹ Tú, Thạnh Trị và thị xã Ngã Năm bị ảnh hưởng mưa trái mùa, mưa to liên tục kéo dài và nước ngập một số diện tích lúa, ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch lúa có gặp khó, nhưng bà con nông dân đã khắc phục tình trạng trên, do đó việc thu hoạch lúa đã ổn định”.
“Mặc dù vụ lúa Hè Thu năm 2022 năng suất khá tốt, đầu ra ổn định nhưng lợi nhuận của bà con chưa cao. Lý do là giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, giá xăng dầu tăng và kéo theo các chi phí khác tăng như nhân công lao động, máy móc thuê mướn gieo sạ, thu hoạch, làm tăng chi phí sản xuất… dẫn đến việc lợi nhuận thu về của hộ canh tác lúa không nhiều, chỉ ước bình quân từ 15 triệu – 25 triệu đồng/ha…” – đồng chí Nguyễn Thành Phước chia sẻ thêm.